Nội thất khách sạn Nha Trang.

Đồ nội thất khách sạn bao gồm những gì?

Không chỉ cần quan tâm đến phong cách kiến trúc mà chủ đầu tư cũng phải chú ý nội thất khách sạn. Hướng tới sự tiện nghi và đầy đủ là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp khách lưu trú có những trải nghiệm tuyệt vời khi dừng chân tại đây.
 
1. Theo loại phòng:

Nhằm đáp ứng được nhiều lựa chọn cho khách lưu trú. Các khách sạn đều được thiết kế phân theo từng loại phòng khác nhau. Tương tự như vậy, đồ nội thất và decor của từng phòng cũng có sự khác biệt.

– Phòng Standard (STD): Đây là loại phòng tiêu chuẩn, thường có diện tích nhỏ nhất trong các loại phòng. Chúng được đặt ở tầng thấp nhất, view thường không đẹp, và đồ nội thất cũng đơn giản. Nội thất của phòng Standard bao gồm: giường ngủ, tab đầu giường, tủ quần áo và bàn phấn trang điểm.

– Phòng Superior (SUP): Cao cấp hơn phòng STD, diện tích cũng lớn và view đẹp hơn. Đồ nội thất trang trí cũng hiện đại, và tương đối đầy đủ hơn.

– Phòng Deluxe (DLX): Rộng rãi và cao cấp hơn SUP, trang thiết bị và nội thất tiện nghi hơn hai loại phòng phía trên. Một phòng DLX sẽ bao gồm: giường ngủ, tab đầu giường, tủ quần áo, bàn phấn trang điểm, bàn lavabo, bàn làm việc, …

– Phòng Suite (SUT): Đây là phòng cao cấp nhất trong khách sạn với diện tích dao động từ 60 – 120m2. Thường nằm ở tầng cao nhất nên tầm nhìn của các phòng này thường rộng và đẹp. Đồ nội thất đạt chuẩn 5 sao với đầy đủ vật dụng: giường ngủ, tab đầu giường, tủ quần áo, bàn phấn trang điểm, bàn lavabo, bàn làm việc, kệ tivi, kệ hành lý, bàn uống nước, ghế sofa, khung tranh, … và các đồ decor sang trọng.

2. Theo tiêu chuẩn sao.

Bên cạnh loại phòng thì nội thất kiến trúc còn dựa vào tiêu chuẩn hạng sao của mỗi khách sạn. Số sao càng lớn thì chất lượng dịch vụ, đồ nội thất càng cao. Tiêu chí sắp xếp theo tiêu chuẩn sao như sau:

– Phòng khách sạn 3 sao: giường ngủ, tab đầu giường, tủ quần áo, bàn phấn trang điểm, bàn lavabo, bàn làm việc, kệ tivi, kệ hành lý.

– Phòng khách sạn 4 sao: giường ngủ, tab đầu giường, tủ quần áo, bàn phấn trang điểm, bàn lavabo, bàn làm việc, kệ tivi, kệ hành lý, bàn uống nước, ghế sofa thư giãn, khung tranh, …

– Phòng khách sạn 5 sao: giường ngủ, tab đầu giường, tủ quần áo, bàn phấn trang điểm, bàn lavabo, bàn làm việc, kệ tivi, kệ hành lý, bàn uống nước, ghế sofa, khung tranh, bàn cho người khuyết tật, giường toàn thân.

Tại Việt Nam, hệ thống khách sạn cũng có những yêu cầu chỉ tiêu chất lượng riêng và được sắp xếp theo thứ tự từ 1 đến 5 sao. 

Đầu tiên là cần phải cung cấp đầy đủ tất cả đồ nội thất cơ bản, sau đó đến chất lượng dịch vụ tốt. Cách xác định dịch vụ sẽ được dựa vào các yêu tốt sau:

– Vị trí và kiến trúc của khách sạn.

– Trang thiết bị nội thất mang đến sự tiện nghi.

– Dịch vụ, mức độ phục vụ, cung cách ứng xử của nhân viên.

– Vệ sinh và các vấn đề về an toàn cháy nổ.

Những lưu ý khi thiết kế và thi công trang trí nội thất khách sạn.

Để có thể mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách lưu trú, cần phải đáp ứng được tối đa nhu cầu nghỉ ngơi và thẩm mỹ mắt nhìn. Sự thành công của mỗi khách sạn đều phụ thuộc không nhỏ vào những yếu tố này. Vậy nên chủ khách sạn cần phải chú ý đến những điều sau khi thiết kế và thi công nội thất.

1. Phong cách thiết kế chuẩn để xây dựng thương hiệu.

Yếu tố thiết kế là điều quan trọng đầu tiên mà nhà quản lý cần phải cân nhắc. Xác định hướng phát triển của mô hình kinh doanh nghỉ dưỡng, đối tượng khách hàng mục tiêu. Sau đó tìm hiểu và chọn lựa kỹ càng nội thất kiến trúc hướng đến.

– Chú ý bố trí khoảng không.

Mỗi khách sạn có cách bố trí khoảng không giúp tạo dấu ấn riêng trong lòng khách lưu trú. Tuy đều có các khu vực quen thuộc như: quầy bar, toilet, khu bếp, khu nhân viên, góc trang trí,… Nhưng việc sắp xếp như thế nào phụ thuộc vào chủ đầu tư và kiến trúc sư.

Bạn nên tạo cảm giác thoáng đãng bằng cách không bố trí bàn ghế tại các khu vực như sảnh chờ, phòng ăn quá sát và dày đặc.

– Thiết kế phòng tiệc.

Đây là một trong những phòng quan trọng nhất của khách sạn và là nơi được tổ chức nhiều buổi tiệc cao cấp. Tùy theo từng mô hình kinh doanh mà lựa chọn thiết kế khác nhau. Nhưng bạn nên tính toán thật kỹ về diện tích, đối tượng doanh nghiệp và tổ chức muốn thuê phòng tiệc để có cách thiết kế phong cách phù hợp nhất.

– Thiết kế riêng từng mô hình.

Trong trường hợp bạn muốn kinh doanh theo mô hình kết hợp khách sạn và bar-cafe thì nên chú ý thiết kế riêng từng mô hình. Trước khi thiết kế phòng tổ chức tiệc, cần tính toán số lượng khách tối đa có thể tham dự. Sau đó lên kế hoạch bài trí không gian sao cho hiệu quả và khoa học nhất.

Một điểm lưu ý là bạn nên phối thêm một số khu vực riêng tư như không ngồi tĩnh, góc riêng so với không gian chung. Nhờ vậy phục vụ được một nhóm người có nhu cầu tạm tách biệt với không gian sôi động náo nhiệt.

– Đảm bảo công năng và tính thẩm mỹ trong từng không gian.

Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ thì công năng cũng cần được lưu ý. Một số yếu tố về bối cảnh, màu sắc, chất liệu, ánh sáng,… đều phải được đảm bảo. Điều này thể hiện qua con mắt tinh tường của mỗi kiến trúc sư trong việc lựa chọn màu sơn, cách bài trí. Tạo được sự thoải mái, dễ chịu, mang đến trải nghiệm khó quên cho mỗi vị khách.

– Nguyên liệu màu sắc trong trang trí nội thất.

Màu sắc luôn là yếu tố quan trọng tác động đến tính thẩm mỹ và sự hài hòa tổng thể của không gian. Những gam màu lạnh thường được áp dụng cho các phong cách kiến trúc hiện đại, giúp mở rộng không gian. Nhưng đối với những khách sạn bên bờ biển, thích hợp dùng gam màu nóng để tăng thêm sự ấm cúng.

Khách sạn được biết đến là loại hình cung cấp dịch vụ nhà ở nghỉ dưỡng, vì vậy vấn đề về công năng và sự tiện nghi phải được chú trọng bên cạnh nét thẩm mỹ cần có. Dù quy mô và đẳng cấp của khách sạn là bao nhiêu sao thì đều có những hạng mục cơ bản nhất định trong quá trình thiết kế nội thất khách sạn như: quầy lễ tân, sảnh, hành lang, khu vực nhà hàng, phòng ngủ, phòng tắm của khách sạn.

2. Nguyên lý ánh sáng trang trí trong thiết kế nội thất khách sạn.

Các khu vực trong khách sạn phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng:

– Hướng ánh sáng trực tiếp vào quầy lễ tân và tiền sảnh.

Phòng hội nghị, hội thảo phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng.

– Chiếu sáng phòng ngủ, phòng bếp, nhà hàng, phòng ăn.

– Khu vực hàng lang và cầu thang đảm bảo đủ ánh sáng.

– Chiếu sáng các công trình phụ..

– Phần mặt tiền phải luôn đón ánh sáng trực tiếp.

3. Việc chọn nội thất cho khách sạn.

Chọn lựa đồ nội thất cũng là vấn đề quan trọng mà chủ đầu tư khách sạn cần quan tâm. Đồ nội thất nên hòa hợp với phong cách kiến trúc, giúp làm tăng giá trị của không gian. Mô hình khách sạn càng lớn thì nên bố trí nội thất khoa học, tính toán chi phí cần dùng cho nội thất để sử dụng ngân sách một cách hợp lý nhất.

Bên cạnh đó, tùy theo từng khu vực mà thiết kế nội thất khách sạn cần có những lưu ý riêng.

4. Thiết kế nội thất phòng ngủ khách sạn.

Đương nhiên đối với trải nghiệm của khách hàng thì không gian phòng ngủ là quan trọng nhất. Một căn phòng được trang trí nội thất đẹp mắt, có đầy đủ công nặng, tiện nghi và sang trọng sẽ mang đến sự hài lòng và ấn tượng cho khách hàng.

Màu sắc là yếu tố tác động đầu tiên tới thị giác của khách khi bước chân vào phòng. Sự hài hòa về tổng thể màu sắc nội thất phòng ngủ thiết kế, từ màu của tường, sàn, tới đồ nội thất như rèm, ga trải giường, các vật dụng trang trí, đồ dùng nội thất phòng tắm – buồng ngủ,… sẽ tạo nên bức tranh màu sắc đầy nghệ thuật, tạo ấn tượng khó quên trong quá trình trải nghiệm của khách hàng.

Nội thất khách sạn Nha Trang nội thất hotel Khánh Hoà.

Chi phí nội thất khách sạn. Đồ nội thất khách sạn. Thi công nội thất khách sạn. Nội thất hotel đẹp.

Xem bảng giá giường khách sạn Tại Đây

(Visited 18 times, 1 visits today)